Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả chứng táo bón ở phụ nữ mang thai

- Nếu như cuộc đời người phụ nữ là một cuốn sách thì quá trình mang thai sẽ là chương sách rất đặc biệt chứa nhiều điều mới mẻ khi họ mang trong mình một mầm sống mới.
Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi bên cạnh kích thước bụng và em bé đang dần  lớn lên. Trong các sự thay đổi đó có chứng rối loạn tiêu hóa và táo bón. Tuy nhiên, nhiều thai phụ và gia đình thai phụ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này dẫn đến nhiều căn bệnh tiềm ẩn gây hại cho mẹ và bé. Các mẹ hãy cùng Songkhoe360 tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa tình trạng này.
cach tri tao bon cho ba bau

1. Táo bón ở mẹ bầu có nguy hiểm không?
Nếu để tình trạng táo bón kéo dài sẽ là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh lý: 
   - Khi mẹ bầu bị táo bón, các độc tố (phenol, amoniac, indol…) tồn đọng quá lâu trong ruột sẽ bị tích tụ, hấp thụ ngược lại vào máu gây nên nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi.
   - Không những vậy, táo bón ở bà bầu còn là một trong số nhiều nguyên nhân gây ra hoặc tăng nặng các loại  bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng… 
   - Tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non
   - Khi mắc táo bón, bà bầu thường đại tiện khó khăn, thường cố rặn nhiều. Trong vòng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Không những vậy, việc dùng lực này có thể làm tăng huyết áp, tăng áp lực cho tim, tổn thương các mạch máu não, co bóp tử cung dẫn đến sinh non.
   - Ngoài những yếu tố trên mẹ bầu táo bón còn thiếu chất gây suy dinh dưỡng thai nhi đó là khi mẹ bầu cảm giác đầy bụng, buồn nôn và thấy khó chịu khi bị táo bón. Điều này tạo nên tâm lý ngại ăn uống và không cảm thấy ngon miệng khi ăn. Đây là lý do khiến bà bầu bị thiếu dinh dưỡng, nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng suy dinh dưỡng cho thai nhi.
2.  Nguyên nhân của vấn đề táo bón này đó là:
•    Khi  mang thai hóc  môn trong cơ thể thay đổi, gia tăng sản sinh thể vàng, khiến nhu động đường ruột chậm hơn. Kèm theo đó, tử cung càng ngày càng phình ra, chèn ép vào cơ đại tiện. Đây là những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở mẹ bầu
•    Nếu bạn ăn quá ít thực phẩm có chứa chất xơ, lại ít vận động, tử cung phình to ra theo sự phát triển của thai nhi, làm giảm nhu động dạ dày ruột, gây ra táo bón
•    Nếu bà bầu có thói quen nhịn đi vệ sinh thì đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, táo bón. Ngoài ra việc mẹ bầu ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp thời cũng có thể dẫn đến táo bón.
•    Có rất nhiều bà bầu luôn nghĩ rằng cần phải bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi nhưng chưa biết được việc dung nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này cũng là nguyên nhân gây táo bón.
3.  Mẹ bầu cần làm gì để điều trị và phòng tránh tình trạng táo bón này
        Đầu tiên phải kể đến các loại thực phẩm trị táo bón hiệu quả
Screenshot 2022 12 20 134618
 Tiếp theo là các bà mẹ bầu cần luyện tập các thói quen như:
     -  Các bạn nên có thói quen đi đại tiện, dù không buồn đại tiện nhưng vẫn vào nhà vệ sinh, sau một thời gian cơ thể quen dần và tiếp nhận tín hiệu này. Việc đi đại tiện của bạn sẽ dễ dàng hơn. Khi buồn đại tiện nên đi vào nhà vệ sinh ngay, không nên nhị khiến cho phản xạ có điều kiện này biến mất.
     -   Mỗi ngày chọn một thời gian cố định thích hợp như sáng sớm hoặc sau bữa ăn để đi đại tiện.
     -   Uống đủ nước mỗi ngày
Cuối cùng các bạn lưu ý không nên tùy tiện dùng thuốc xổ, dầu thầu dầu… Để kích thích đại tiện, những loại thuốc này sẽ khiến bạn đau quặn bụng, gây co bóp tử cung, thậm chí có thể gây sảy thai. Mẹ bầu không nên quá lo âu căng thẳng khi gặp tình trạng táo bón này, nên nhớ rằng một tinh thần lạc quan, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp các bạn giải quyết hầu hết mọi vấn đề. Mong rằng sau bài viết này Songkhoe360 đã giúp các bạn tháo gỡ mọi âu lo về vấn đề này.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây