Điều trị đau vùng thắt lưng và đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm như thế nào?
2022-12-21T08:00:00+07:00 2022-12-21T08:00:00+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/dieu-tri-dau-vung-that-lung-va-dau-than-kinh-toa-do-thoat-vi-dia-dem-nhu-the-nao-302.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/dieu-tri-dau-vung-that-lung-va-dau-than-kinh-toa-do-thoat-vi-dia-dem-nhu-the-nao-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/12/2022 08:00 | Bệnh thường gặp
-
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh phổi biến với 80% dân số sẽ mắc ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, đặc biệt là lứa tuổi 25 đến 45 không phụ thuộc vào giới tính.
Đau vùng thắt lưng là chỉ những triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, có thể ở 1 hoặc 2 bên. Đau thần kinh tọa đề cập đến vấn đề đau, yếu cơ, cảm giác tê cóng, đau chói ở chân do tổn thương thần kinh tọa. Khi 2 trường hợp đau này cùng xuất hiện thì nguyên nhân phần lớn là do thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng gồm có nguyên nhân cơ học (chiếm 90%, thường liên quan đến thoái hóa, chấn thương cơ xương khớp vùng thắt lưng, tuổi tác, chế độ sinh hoạt và làm việc, trong đó thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân phổ biến nhất) và triệu chứng của một bệnh khác như thấp khớp, nhiễm khuẩn, ung thư, …, với những trường hợp này cần khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân và điều trị.
Triệu chứng của bệnh gồm những gì?
Với đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học thường có những đặc điểm sau:
- Đau xuất hiện từ từ tăng dần ở người có tiền sử đau cột sống thắt lưng cấp hoặc đau thần kinh tọa, hoặc đã từng đau cột sống thắt lưng thoáng qua.
- Đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, ngủ trên giường cứng, giảm đi khi nghỉ, nằm giường cứng,... đáp ứng tốt với nhóm thuốc NSAID.
- Đau thường liên quan đến thời tiết, trước khi hành kinh, đau về đêm.
- Cường độ đau thay đổi từ tuần này sang tuần khác với những đợt giảm rồi lại tăng lên sau khi gắng sức.
- Không có tình trạng rối loạn chức năng và triệu chứng toàn thân khác như sốt, rối loạn chức năng dạ dày/ ruột non/ sản phụ khoa/ phế quản-phổi, … không đau vùng cột sống thắt lưng khác
Với đau thần kinh tọa thì sẽ thường đau 1 bên, có 2 kiểu đau là đau lan xuống mông rồi đến mặt sau ngoài đùi, xuống trước ngoài cẳng chân, qua mắt cá ngoài xuống tới mu chân và kết thúc ở ngón cái. Kiểu đau còn lại là lan xuống sau đùi, xuống phía sau cẳng chân và gân gót, qua mắt cá ngoài xuống gan chân rồi kết thúc ở ngón út. Ngoài đau, bệnh nhân có thể thấy dị cảm kiến bò, kim châm. Đau do thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện sau một gắng sức, bệnh nhân cảm thấy một tiếng “rắc” và thấy cột sống cứng đờ lại, đau tăng lên nhiều dù chỉ cử động nhỏ hay ho, rặn, bệnh nhân có thể giảm đau khi nằm nghiêng sang 1 bên.
Với đau vùng thắt lưng do bệnh lý thường xuất hiện ở những bệnh nhân dưới 20 tuổi hoặc ngoài 55 tuổi. Bệnh khởi phát đột ngột, đau nhiều vùng cột sống khác nhau, đau kéo dài hơn 6 tuần, tăng dần và kém đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Và các triệu chứng khác tùy thuộc nguyên nhân bệnh.
Những xét nghiệm gì có thể giúp chẩn đoán bệnh?
Xét nghiệm máu đơn giản hầu như rất ít tác dụng trong chẩn đoán bệnh lý đĩa đệm. Chỉ định làm xét nghiệm khi đau nhiều, khi có các triệu chứng cơ học, đau kéo dài ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, đau ở nhiều vị trí khác nhau. Các xét nghiệm thường làm là công thức máu, tốc độ máu lắng, CRP, bilan phospho-calci, phosphatase kiềm, điện di protein huyết thanh, tổng phân tích nước tiểu….
Về các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thì Xquang cột sống thắt lưng quy ước ít có giá trị trong đa số trường hợp đau cột sống thắt lưng, CT và MRI cho phép nghiên cứu cấu trúc đốt sống, mô mềm cạnh cột sống, tủy sống.
Ngoài ra, có thể chỉ định chụp xạ hình xương để đánh giá sự khoáng hóa hoạt động của xương, giúp chẩn đoán u, chấn thương, nhiễm khuẩn.
Điều trị bệnh như thế nào?
Điều trị đau cột sống thắt lưng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, thay đổi lối sống và phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc và nguyên nhân và mức độ đau
Điều trị nội khoa thường kết hợp 3 nhóm thuốc: NSAID, giảm đau và giãn cơ. Có thể điều trị tại chỗ với thuốc bôi giảm đau, tiêm khớp bằng corticoid, sử dụng sóng radio phá hủy thần kinh, áp lạnh hay bằng hóa chất như Phenol để giảm đau trong thời gian dài.
Các phương pháp vật lý trị liệu như chường nóng, chườm đá, thủy liệu pháp, siêu âm, kích thích điện, xoa bóp, kéo dãn cột sống,...
Phục hồi chức năng: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong 2 đến 3 ngày và nghỉ ngơi tương đối ở những ngày sau, Khi hết đau thì bệnh nhân bắt đầu tập các động tác phục hồi chức năng để làm mạnh cơ và chỉnh tư thế xấu.
Điều chỉnh lối sống sao cho lành mạnh, ngừng hút thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, chọn nghề nghiệp và chế độ hoạt động phù hợp với bản thân.
Với những trường hợp ép rễ, không đáp ứng với những điều trị trên sau 3 tháng thì cần gửi chuyên khoa để tìm nguyên nhân và xét phẫu thuật. Hoặc phẫu thuật với những bệnh nhân có hội chứng đuôi ngựa, đau thần kinh tọa có liệt, đau thần kinh tọa không đáp ứng với giảm đau bậc 3, trượt đốt sống ra trước, hẹp ống sống thì cũng cần phải phẫu thuật.
Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng gồm có nguyên nhân cơ học (chiếm 90%, thường liên quan đến thoái hóa, chấn thương cơ xương khớp vùng thắt lưng, tuổi tác, chế độ sinh hoạt và làm việc, trong đó thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân phổ biến nhất) và triệu chứng của một bệnh khác như thấp khớp, nhiễm khuẩn, ung thư, …, với những trường hợp này cần khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân và điều trị.
Triệu chứng của bệnh gồm những gì?
Với đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học thường có những đặc điểm sau:
- Đau xuất hiện từ từ tăng dần ở người có tiền sử đau cột sống thắt lưng cấp hoặc đau thần kinh tọa, hoặc đã từng đau cột sống thắt lưng thoáng qua.
- Đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, ngủ trên giường cứng, giảm đi khi nghỉ, nằm giường cứng,... đáp ứng tốt với nhóm thuốc NSAID.
- Đau thường liên quan đến thời tiết, trước khi hành kinh, đau về đêm.
- Cường độ đau thay đổi từ tuần này sang tuần khác với những đợt giảm rồi lại tăng lên sau khi gắng sức.
- Không có tình trạng rối loạn chức năng và triệu chứng toàn thân khác như sốt, rối loạn chức năng dạ dày/ ruột non/ sản phụ khoa/ phế quản-phổi, … không đau vùng cột sống thắt lưng khác
Với đau thần kinh tọa thì sẽ thường đau 1 bên, có 2 kiểu đau là đau lan xuống mông rồi đến mặt sau ngoài đùi, xuống trước ngoài cẳng chân, qua mắt cá ngoài xuống tới mu chân và kết thúc ở ngón cái. Kiểu đau còn lại là lan xuống sau đùi, xuống phía sau cẳng chân và gân gót, qua mắt cá ngoài xuống gan chân rồi kết thúc ở ngón út. Ngoài đau, bệnh nhân có thể thấy dị cảm kiến bò, kim châm. Đau do thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện sau một gắng sức, bệnh nhân cảm thấy một tiếng “rắc” và thấy cột sống cứng đờ lại, đau tăng lên nhiều dù chỉ cử động nhỏ hay ho, rặn, bệnh nhân có thể giảm đau khi nằm nghiêng sang 1 bên.
Với đau vùng thắt lưng do bệnh lý thường xuất hiện ở những bệnh nhân dưới 20 tuổi hoặc ngoài 55 tuổi. Bệnh khởi phát đột ngột, đau nhiều vùng cột sống khác nhau, đau kéo dài hơn 6 tuần, tăng dần và kém đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Và các triệu chứng khác tùy thuộc nguyên nhân bệnh.
Những xét nghiệm gì có thể giúp chẩn đoán bệnh?
Xét nghiệm máu đơn giản hầu như rất ít tác dụng trong chẩn đoán bệnh lý đĩa đệm. Chỉ định làm xét nghiệm khi đau nhiều, khi có các triệu chứng cơ học, đau kéo dài ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, đau ở nhiều vị trí khác nhau. Các xét nghiệm thường làm là công thức máu, tốc độ máu lắng, CRP, bilan phospho-calci, phosphatase kiềm, điện di protein huyết thanh, tổng phân tích nước tiểu….
Về các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thì Xquang cột sống thắt lưng quy ước ít có giá trị trong đa số trường hợp đau cột sống thắt lưng, CT và MRI cho phép nghiên cứu cấu trúc đốt sống, mô mềm cạnh cột sống, tủy sống.
Ngoài ra, có thể chỉ định chụp xạ hình xương để đánh giá sự khoáng hóa hoạt động của xương, giúp chẩn đoán u, chấn thương, nhiễm khuẩn.
Điều trị đau cột sống thắt lưng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, thay đổi lối sống và phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc và nguyên nhân và mức độ đau
Điều trị nội khoa thường kết hợp 3 nhóm thuốc: NSAID, giảm đau và giãn cơ. Có thể điều trị tại chỗ với thuốc bôi giảm đau, tiêm khớp bằng corticoid, sử dụng sóng radio phá hủy thần kinh, áp lạnh hay bằng hóa chất như Phenol để giảm đau trong thời gian dài.
Các phương pháp vật lý trị liệu như chường nóng, chườm đá, thủy liệu pháp, siêu âm, kích thích điện, xoa bóp, kéo dãn cột sống,...
Phục hồi chức năng: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong 2 đến 3 ngày và nghỉ ngơi tương đối ở những ngày sau, Khi hết đau thì bệnh nhân bắt đầu tập các động tác phục hồi chức năng để làm mạnh cơ và chỉnh tư thế xấu.
Điều chỉnh lối sống sao cho lành mạnh, ngừng hút thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, chọn nghề nghiệp và chế độ hoạt động phù hợp với bản thân.
Với những trường hợp ép rễ, không đáp ứng với những điều trị trên sau 3 tháng thì cần gửi chuyên khoa để tìm nguyên nhân và xét phẫu thuật. Hoặc phẫu thuật với những bệnh nhân có hội chứng đuôi ngựa, đau thần kinh tọa có liệt, đau thần kinh tọa không đáp ứng với giảm đau bậc 3, trượt đốt sống ra trước, hẹp ống sống thì cũng cần phải phẫu thuật.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng