Chế độ ăn trong bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu đơn thuần
2023-03-24T18:06:09+07:00 2023-03-24T18:06:09+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/che-do-an-trong-benh-roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-don-thuan-853.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_03/che-do-an-trong-benh-roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-don-thuan-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
24/03/2023 14:48 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Người bệnh khi được chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu (thông thường được gọi là mỡ máu) thường rơi vào tình trạng không biết phải ăn uống kiêng khem như thế nào để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.Bài viết dưới đây cung cấp cho người đọc một vài lời khuyên về dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ tập luyện cân bằng sức khỏe
Nguyên nhân của rối loạn lipid máu đơn thuần
Nguyên nhân tiên phát: Tăng cholesterol máu do rối loạn trong hỗ hợp gen biểu hiện:
- Đột biến gen làm tăng quá mức cholesterol, triglyceride, LDL-C hoặc giảm lượng thanh thải cholesterol, triglyceride, LDL-C.
- Đột biến gen làm giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C.
Nguyên nhân thứ phát: Xuất phát từ việc ăn uống không lành mạnh, dư thừa năng lượng,ít vận động, lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa nhiều cholesterol
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn này tuy nhiên chúng ta chỉ có thể can thiệp các giải pháp vào các nguyên nhân thứ phát. Dưới đây là một số lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm để có một bữa ăn dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe
Thực phẩm nên dùng
Các thực phẩm chứa gluxit: các loại gạo xay xát dối để giữ lại một phần chất xơ và khoáng chất. Có thể chọn gạo lật, gạo lứt trong các bữa ăn hằng ngày. Một số sản phẩm thay thế như:mỳ, ngô, sắn….các loại khoai củ và sản phẩm chế biến từ khoai củ cũng là nguồn cung cấp chất đường bột khá phong phú
Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, trứng, sữa, cua, đậu phụ... (đặc biệt là ăn cá: ăn cá ít nhất 3 – 4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn). Đây là nhóm protein tinh, dễ hấp thu, dễ dàng lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo da dạng các món ăn
Dầu thực vật: Nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ lợn (chứa chủ yếu các chất béo xấu) các loại dầu thực vật như: dầu dậu nành, dầu lạc, dầu vừng,...
Các loại rau xanh và quả chín: lựa chọn thực phẩm theo mùa, ưu tiên các loại rau tươi để giữ được hàm lượng vitamin và chất khoáng tối đa, chú ý giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn đa dạng các loại rau, củ, quả đặc biệt các loại rau lá như: rau cải, rau muống, rau cần tây. Ngoài ra phải kể đến các loại như: kinh giới, tía tô, rau mùi, rau diếp cá,...đây là các loại rau chứa nhiều chất chống oxi hóa, hạn chế bệnh tim mạch và tăng cường miễn dịch của cơ thể Thực phẩm hạn chế dùng
- Các loại đồ ăn nhanh: mỳ tôm,xúc xích, Gà rán, khoai tây chiên, khoai lang kén,các loại bánh mặn, bánh ngọt, mứt. kẹo ngọt,...
- Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Thịt muối, thịt hun khói,cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối...
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu: Phủ tạng động vật, mỡ động vật,...Các loại đồ chiên rán nhiều lần Thực phẩm không nên dùng
- Mỳ chính và các phụ gia chứa chất đường ngọt
- Các loại chất như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê...gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, gây nên các bệnh lý về mạch vành, nhồi máu cơ tim. suy tim,...
Chế biến món ăn đóng vai trò quan trọng trong một thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn lipid máu, Vì vậy cần phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
- Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: tối đa 5 g muối/ngày.
- Có thể thay thế 1 g muối = 1 thìa cà phê nước mắm hoặc 2 thìa xì dầu
- Không nên sử dụng mỳ chính, bột nêm vào trong quá trình chế biến món ăn. Chế độ luyện tập
Ngay cả khi bạn có bận rộn đến đâu đi chăng nữa, chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể dục thể thao, tăng vận động để cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Có thể duy trì vận động thể lực bằng một số phương pháp sau: đi bộ nhanh, erobic, thể dục dụng cụ, zumba,...bạn cũng có thể kết hợp các bài tập này.
Các giải pháp trên nhằm cải thiện chất lượng chất lượng cuộc sống cho người bệnh đang mắc các vấn đề liên quan đến rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan. Do vậy hãy duy trì thói quen dinh dưỡng lành manh, tập luyện khoa học để đẩy lùi bệnh tật.
Nguyên nhân tiên phát: Tăng cholesterol máu do rối loạn trong hỗ hợp gen biểu hiện:
- Đột biến gen làm tăng quá mức cholesterol, triglyceride, LDL-C hoặc giảm lượng thanh thải cholesterol, triglyceride, LDL-C.
- Đột biến gen làm giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C.
Nguyên nhân thứ phát: Xuất phát từ việc ăn uống không lành mạnh, dư thừa năng lượng,ít vận động, lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa nhiều cholesterol
Thực phẩm nên dùng
Các thực phẩm chứa gluxit: các loại gạo xay xát dối để giữ lại một phần chất xơ và khoáng chất. Có thể chọn gạo lật, gạo lứt trong các bữa ăn hằng ngày. Một số sản phẩm thay thế như:mỳ, ngô, sắn….các loại khoai củ và sản phẩm chế biến từ khoai củ cũng là nguồn cung cấp chất đường bột khá phong phú
Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, trứng, sữa, cua, đậu phụ... (đặc biệt là ăn cá: ăn cá ít nhất 3 – 4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn). Đây là nhóm protein tinh, dễ hấp thu, dễ dàng lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo da dạng các món ăn
Dầu thực vật: Nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ lợn (chứa chủ yếu các chất béo xấu) các loại dầu thực vật như: dầu dậu nành, dầu lạc, dầu vừng,...
Các loại rau xanh và quả chín: lựa chọn thực phẩm theo mùa, ưu tiên các loại rau tươi để giữ được hàm lượng vitamin và chất khoáng tối đa, chú ý giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn đa dạng các loại rau, củ, quả đặc biệt các loại rau lá như: rau cải, rau muống, rau cần tây. Ngoài ra phải kể đến các loại như: kinh giới, tía tô, rau mùi, rau diếp cá,...đây là các loại rau chứa nhiều chất chống oxi hóa, hạn chế bệnh tim mạch và tăng cường miễn dịch của cơ thể Thực phẩm hạn chế dùng
- Các loại đồ ăn nhanh: mỳ tôm,xúc xích, Gà rán, khoai tây chiên, khoai lang kén,các loại bánh mặn, bánh ngọt, mứt. kẹo ngọt,...
- Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Thịt muối, thịt hun khói,cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối...
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu: Phủ tạng động vật, mỡ động vật,...Các loại đồ chiên rán nhiều lần Thực phẩm không nên dùng
- Mỳ chính và các phụ gia chứa chất đường ngọt
- Các loại chất như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê...gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, gây nên các bệnh lý về mạch vành, nhồi máu cơ tim. suy tim,...
Chế biến món ăn đóng vai trò quan trọng trong một thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn lipid máu, Vì vậy cần phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
- Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: tối đa 5 g muối/ngày.
- Có thể thay thế 1 g muối = 1 thìa cà phê nước mắm hoặc 2 thìa xì dầu
- Không nên sử dụng mỳ chính, bột nêm vào trong quá trình chế biến món ăn. Chế độ luyện tập
Có thể duy trì vận động thể lực bằng một số phương pháp sau: đi bộ nhanh, erobic, thể dục dụng cụ, zumba,...bạn cũng có thể kết hợp các bài tập này.
Các giải pháp trên nhằm cải thiện chất lượng chất lượng cuộc sống cho người bệnh đang mắc các vấn đề liên quan đến rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan. Do vậy hãy duy trì thói quen dinh dưỡng lành manh, tập luyện khoa học để đẩy lùi bệnh tật.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng