Chấn thương tâm lý ở trẻ nhỏ

14/05/2024 17:12 | Dạy con
- Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương vì những lời nói, hành vi của cha mẹ, bạn bè và những người khác. Mỗi trẻ hầu hết sẽ trải qua một chấn thương tâm lý nào đó và cần phải được chăm sóc, chữa lành.
Chấn thương tâm lý ở trẻ là gì?
Sang chấn tâm lý, còn được gọi là chấn thương tâm lý, xảy ra khi trẻ trải qua một sự kiện đáng gờm hoặc kinh hoàng, gây ra cảm giác lo âu, hoảng sợ, và không an toàn trong tâm trí. 
Sự kiện này có thể là một tai nạn, thảm họa tự nhiên, xâm hại, bạo lực gia đình, chiến tranh, mất mát thân thể, hoặc bất kỳ tình huống đáng sợ nào khác.
Chấn thương thời thơ ấu là một loại thương tích hoặc tổn thương xảy ra trong giai đoạn thời thơ ấu của trẻ, từ khi sinh ra cho đến độ tuổi vị thành niên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở mỗi năm, có khoảng 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn cầu trải qua các sự kiện xấu tới mức làm ảnh hưởng tới tâm lý của họ. Thống kê cho thấy rằng, có 15% bé gái và 6% bé trai phát triển chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) sau một sự kiện đau thương. 
Các trẻ em mắc PTSD có thể rơi vào tình trạng chấn thương tâm lý nhiều lần. Đôi khi, trẻ em tin rằng họ đã bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo dự đoán sự kiện đau buồn. 
Chấn thương tâm lý ở trẻ không nhất thiết phải xảy đến với chính bản thân trẻ. Trên thực tế, việc trẻ nhỏ chứng kiến cha mẹ luôn luôn cãi vã, bạo hành gia đình, hoặc nhìn người thân phải chịu dày vò từ một căn bệnh quái đản cũng có thể gây tổn thương lớn đến tâm hồn của một đứa trẻ. Cha mẹ ly hôn là ví dụ chứng minh rõ nhất.
Khi những tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần xảy ra, nhiều người lớn thường có suy nghĩ “Chúng nó còn bé quá, không nhớ gì đâu", hay “Bé tí thế mai sau quên hết ngay mà”. Song, thực tế, những chấn thương trong thời thơ ấu sẽ để lại hậu quả suốt đời. 
Chấn thương tâm lý ở trẻ nhỏ 3
Đồng nghĩa với việc, nếu như một đứa trẻ phải chịu những sang chấn, dù là thể xác hay tâm lý, thì nó sẽ mãi mãi bị tổn thương và luôn có một vết sẹo trong cảm xúc.
Tuy nhiên, việc quan trọng hơn chính là nhận ra khi nào thì một đứa trẻ bị sang chấn tâm lý cần được giúp đỡ để vượt qua. Việc can thiệp sớm sẽ giảm thiểu đáng kể mức độ nguy hiểm của chấn thương tâm lý ở trẻ khi trưởng thành.
Dấu hiệu của trẻ bị chấn thương tâm lý
Dấu hiệu của trẻ bị chấn thương tâm lý (PTSD) có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức và có sự ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và hành vi của trẻ. Các dấu hiệu thường bao gồm sự lo lắng, giật mình, và cảnh giác cao độ. 
Trẻ có thể trở nên dễ nổi giận, thay đổi trong tư duy và cảm xúc, và có vấn đề với giấc ngủ và ăn uống. Họ thường có cảm giác lo sợ và hoảng sợ, và có thể tránh xa những tình huống và hoạt động gắn liền với sự kiện chấn thương.
Chấn thương tâm lý ở trẻ nhỏ 1
Ngoài ra, trẻ bị chấn thương tâm lý thường xuyên ngắt kết nối với mọi người, xa lánh và thậm chí là nghĩ đến cái chết. Ngay cả những đứa trẻ không bị PTSD vẫn hình thành các biểu hiện cảm xúc tiêu cực sau khi trải qua chuyện vô cùng đau thương.
Sự kiện sang chấn có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ và để lại hậu quả suốt đời về thể chất, tinh thần và xã hội. Khi trẻ trải qua những sự kiện đau thương, cơ chế sinh học và hệ thống miễn dịch của họ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. 
Điều này có thể dẫn đến giảm sự phát triển thể chất và cảm xúc của trẻ, gây ra cảm giác căng thẳng và lo lắng trong quá trình phát triển.
Hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh trung ương của trẻ có thể bị ảnh hưởng khi trải qua cảm giác căng thẳng và áp lực từ các sự kiện sang chấn. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ, làm cho trẻ khó khăn trong việc học hỏi và phát triển các kỹ năng tư duy. Hậu quả là trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát huy tiềm năng tối đa và đạt được thành công trong cuộc sống.
Chấn thương trong thời thơ ấu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Những ảnh hưởng tâm lý của trải nghiệm sang chấn bao gồm những vấn đề như kiểm soát cơn giận, trầm cảm, đau khổ về tình cảm, căng thẳng cao, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) và rối loạn tâm thần.
Trẻ em phải đối mặt với những chấn thương phức tạp và thậm chí có thể trở nên xa cách khỏi các mối quan hệ xã hội. Các em có thể trải qua những trạng thái cảm xúc phức tạp, như tưởng tượng rằng mình đang ở bên ngoài cơ thể và quan sát nó từ một nơi khác.
Một số trẻ có thể mất trí nhớ về những trải nghiệm gây chấn thương, dẫn đến khoảng trống trí nhớ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ cố gắng tự tử cao hơn đáng kể ở người trưởng thành từng trải qua chấn thương trong tuổi thơ, như lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục và bạo lực gia đình khi còn nhỏ, theo tờ Psychiatric Times.
Để giúp trẻ vượt qua những hậu quả của sự kiện sang chấn, việc hỗ trợ tâm lý và tạo môi trường an toàn và ổn định là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia và gia đình để giúp trẻ vượt qua khó khăn và phát triển một cách lành mạnh và toàn diện.
Chấn thương tâm lý ở trẻ nhỏ 2
Tuy nhiên, trẻ trải qua chấn thương thường không muốn hoặc không tin tưởng ai đó có thể chăm sóc mình. Trẻ có quan niệm rằng thế giới xung quanh là một nơi đáng sợ và mọi người đều nguy hiểm. Bài học này gây khó khăn trong việc hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội trong suốt thời thơ ấu và những năm trưởng thành của trẻ.
Để giúp đỡ những đứa trẻ đã trải qua chấn thương, việc hỗ trợ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tác động của chấn thương. Hỗ trợ này thậm chí còn giúp giảm nguy cơ trẻ có ý định tự tử. 
Phụ huynh nên học các chia sẻ với con, đồng thời, giúp trẻ hiểu rằng mình không có lỗi về chấn thương mà mình đã trải qua. Nếu trẻ có những câu hỏi, cha mẹ nên trả lời một cách trung thực và yên tâm rằng họ sẽ luôn ở bên cạnh và làm mọi thứ có thể để giúp con an toàn và vượt qua khó khăn.
Cha mẹ cũng cần chú ý đến thói quen hàng ngày của trẻ và kiên nhẫn đồng hành cùng việc phục hồi của con theo tốc độ riêng của mỗi đứa trẻ. Tuỳ thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của trẻ, cha mẹ có thể giới thiệu trẻ đến các dịch vụ hỗ trợ như liệu pháp hành vi nhận thức, vui chơi hay gia đình. 
Tất cả những điều này đều hỗ trợ trẻ trong việc thích ứng với cuộc sống và phục hồi sau chấn thương một cách tích cực.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây