Tại sao trẻ nhỏ hay bị viêm tai giữa cấp
2023-01-16T01:29:28+07:00 2023-01-16T01:29:28+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/tai-sao-tre-nho-hay-bi-viem-tai-giua-cap-263.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/viem-tai-giua.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/12/2022 09:44 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Viêm tai giữa là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là từ 3 tháng đến 3 tuổi. Vậy bệnh này là gì? Tại sao trẻ nhỏ lại hay mắc? Thường do nguyên nhân gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?
Viêm tai giữa cấp là gì? Tại sao trẻ nhỏ hay bị bệnh?
Viêm tai giữa cấp là viêm niêm mạc và mưng mủ ở hòm tai. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ là do ở lứa tuổi này, vòi Eustache chưa trưởng thành về mặt cấu trúc và chức năng, cộng thêm vòi nhĩ ngắn hơn, nằm ngang hơn so với người lớn, nên tác nhân gây bệnh rất dễ đi từ mũi họng lên gây bệnh ở tai giữa.
Nguyên nhân gì thường gây nên viêm tai giữa?
Viêm tai giữa thường xuất hiện sau một bệnh lý vùng mũi họng như viêm mũi họng, viêm VA, cúm, sởi, viêm xoang. Nguyên nhân có thể là do virus hoặc vi khuẩn. Với trẻ sơ sinh thường là E.coli, S.aureus, những trẻ lớn hơn thường là do S.pneumoniae, HI,...
Ngoài ra, những trẻ bú bình, dị tật tai mũi họng, sống trong môi trường nhiều khói thuốc,... sẽ dễ bị bệnh hơn những trẻ khác.
Triệu chứng của viêm tai giữa gồm những gì ?
Tổn thương của viêm tai giữa có đặc điểm như sau: Xung huyết niêm mạc hòm nhĩ và vòi nhĩ. Niêm mạc sào bào cũng có thể tổn thương. Trong giai đoạn đầu có mủ lỏng rồi chuyển sang vàng loãng, khi ở giai đoạn toàn phát có màu đục trong, sau đó sánh lại dần, keo lại thành sợi như nhầy khi sắp khỏi bệnh.
Về mặt lâm sàng, triệu chứng của bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn xung huyết: toàn thân có biểu hiện nhiễm trùng như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi nhiều, kèm theo triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Bệnh nhân có thể thấy đau tai mức độ vừa và nghe kém. Khi thăm khám lâm sàng có thể thấy hình ảnh màng nhĩ xung huyết, dày lên, nón sáng nhỏ lại.
- Giai đoạn ứ mủ: các triệu chứng toàn thân ở giai đoạn trước càng ngày càng rõ ràng hơn, trẻ có thể xuất hiện thêm rối loạn tiêu hóa như ỉa lỏng. Đau tai và nghe kém tăng dần. Màng nhĩ căng, màu vàng nhạt hoặc trắng, nề đỏ và mất nón sáng. Giai đoạn này có thể thấy có điểm đau sào bào.
- Giai đoạn vỡ mủ: lúc này mủ trong tai giữa vỡ ra ngoài qua màng nhĩ, nên có thể thấy mủ chảy ra ống tai ngoài. Trong giai đoạn này trẻ sẽ giảm dần các triệu chứng: hết sốt, hết đau tai dần.
Chẩn đoán viêm tai giữa cấp dựa vào đâu?
Viêm tai giữa cấp thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân như đã kể trên, kèm theo hình ảnh của viêm tai giữa khi soi tai.
Bên cạnh đó, nên nội soi tai mũi họng tìm nguyên nhân gây ra viêm tai giữa để điều trị dứt điểm. Nếu cần thì có thể đo thính lực để đánh giá khả năng nghe của bệnh nhân.
Điều trị viêm tai giữa như thế nào ?
Điều trị viêm tai giữa tùy thuộc vào giai đoạn bệnh như sau:
Ở giai đoạn xung huyết thì cần sử dụng kháng sinh cho trẻ, kèm theo các thuốc giảm đau, chống viêm. Và làm thông thoáng mũi họng cho trẻ.
Sang giai đoạn ứ mủ thì cần chích rạch để dẫn lưu mủ (thường là chích rạch vào góc trước dưới), kèm theo điều trị nội khoa như trên.
Nếu trẻ đến trong giai đoạn vỡ mủ thì cần dẫn lưu mủ và làm sạch. Sau đó nạo VA sau khi tai khô khoảng 2 tuần nếu cần.
Có thể làm gì để phòng chống viêm tai giữa ?
Cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để phòng chống bệnh cho trẻ:
- Có thể sử dụng chống cúm, chống phế cầu, chống HI… để làm giảm tỉ lệ bị bệnh. Và tránh cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá, khói bụi.
- Không xì mũi bằng cách bịt cả 2 lỗ mũi.
- Điều trị triệt để viêm mũi họng, viêm VA nếu có. Nếu bị viêm nhiễm vùng mũi họng thì nên khám màng nhĩ để tránh nguy cơ bị bệnh.
- Cần súc họng hàng ngày để tránh viêm họng, giữ ấm cơ thể khi mùa đông tới, sau khi bơi lội cần nhỏ thuốc muối sinh lý vào tai rửa tai để tránh viêm nhiễm….
Viêm tai giữa cấp là viêm niêm mạc và mưng mủ ở hòm tai. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ là do ở lứa tuổi này, vòi Eustache chưa trưởng thành về mặt cấu trúc và chức năng, cộng thêm vòi nhĩ ngắn hơn, nằm ngang hơn so với người lớn, nên tác nhân gây bệnh rất dễ đi từ mũi họng lên gây bệnh ở tai giữa.
Nguyên nhân gì thường gây nên viêm tai giữa?
Viêm tai giữa thường xuất hiện sau một bệnh lý vùng mũi họng như viêm mũi họng, viêm VA, cúm, sởi, viêm xoang. Nguyên nhân có thể là do virus hoặc vi khuẩn. Với trẻ sơ sinh thường là E.coli, S.aureus, những trẻ lớn hơn thường là do S.pneumoniae, HI,...
Ngoài ra, những trẻ bú bình, dị tật tai mũi họng, sống trong môi trường nhiều khói thuốc,... sẽ dễ bị bệnh hơn những trẻ khác.
Triệu chứng của viêm tai giữa gồm những gì ?
Tổn thương của viêm tai giữa có đặc điểm như sau: Xung huyết niêm mạc hòm nhĩ và vòi nhĩ. Niêm mạc sào bào cũng có thể tổn thương. Trong giai đoạn đầu có mủ lỏng rồi chuyển sang vàng loãng, khi ở giai đoạn toàn phát có màu đục trong, sau đó sánh lại dần, keo lại thành sợi như nhầy khi sắp khỏi bệnh.
Về mặt lâm sàng, triệu chứng của bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn xung huyết: toàn thân có biểu hiện nhiễm trùng như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi nhiều, kèm theo triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Bệnh nhân có thể thấy đau tai mức độ vừa và nghe kém. Khi thăm khám lâm sàng có thể thấy hình ảnh màng nhĩ xung huyết, dày lên, nón sáng nhỏ lại.
- Giai đoạn ứ mủ: các triệu chứng toàn thân ở giai đoạn trước càng ngày càng rõ ràng hơn, trẻ có thể xuất hiện thêm rối loạn tiêu hóa như ỉa lỏng. Đau tai và nghe kém tăng dần. Màng nhĩ căng, màu vàng nhạt hoặc trắng, nề đỏ và mất nón sáng. Giai đoạn này có thể thấy có điểm đau sào bào.
- Giai đoạn vỡ mủ: lúc này mủ trong tai giữa vỡ ra ngoài qua màng nhĩ, nên có thể thấy mủ chảy ra ống tai ngoài. Trong giai đoạn này trẻ sẽ giảm dần các triệu chứng: hết sốt, hết đau tai dần.
Chẩn đoán viêm tai giữa cấp dựa vào đâu?
Viêm tai giữa cấp thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân như đã kể trên, kèm theo hình ảnh của viêm tai giữa khi soi tai.
Bên cạnh đó, nên nội soi tai mũi họng tìm nguyên nhân gây ra viêm tai giữa để điều trị dứt điểm. Nếu cần thì có thể đo thính lực để đánh giá khả năng nghe của bệnh nhân.
Điều trị viêm tai giữa như thế nào ?
Điều trị viêm tai giữa tùy thuộc vào giai đoạn bệnh như sau:
Ở giai đoạn xung huyết thì cần sử dụng kháng sinh cho trẻ, kèm theo các thuốc giảm đau, chống viêm. Và làm thông thoáng mũi họng cho trẻ.
Sang giai đoạn ứ mủ thì cần chích rạch để dẫn lưu mủ (thường là chích rạch vào góc trước dưới), kèm theo điều trị nội khoa như trên.
Nếu trẻ đến trong giai đoạn vỡ mủ thì cần dẫn lưu mủ và làm sạch. Sau đó nạo VA sau khi tai khô khoảng 2 tuần nếu cần.
Có thể làm gì để phòng chống viêm tai giữa ?
Cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để phòng chống bệnh cho trẻ:
- Có thể sử dụng chống cúm, chống phế cầu, chống HI… để làm giảm tỉ lệ bị bệnh. Và tránh cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá, khói bụi.
- Không xì mũi bằng cách bịt cả 2 lỗ mũi.
- Điều trị triệt để viêm mũi họng, viêm VA nếu có. Nếu bị viêm nhiễm vùng mũi họng thì nên khám màng nhĩ để tránh nguy cơ bị bệnh.
- Cần súc họng hàng ngày để tránh viêm họng, giữ ấm cơ thể khi mùa đông tới, sau khi bơi lội cần nhỏ thuốc muối sinh lý vào tai rửa tai để tránh viêm nhiễm….
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng