Cha mẹ cần hết sức cảnh giác với bệnh TIC ở trẻ
2023-09-26T23:37:08+07:00 2023-09-26T23:37:08+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/cha-me-can-het-suc-canh-giac-voi-benh-tic-o-tre-2173.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/hoi-chung-tic-o-tre-em-la-gi-845x564.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
26/09/2023 17:12 | Bệnh thường gặp
-
Rối loạn TIC ở trẻ em là bệnh tạm thời và qua đi trong vòng một hoặc một vài năm; tuy nhiên, ở một số trẻ TIC có thể trở thành bệnh mãn tính kể cả khi đã trưởng thành.
TIC là dạng rối loạn vận động, phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ, nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hiện nay có khoảng 20% trẻ trong độ tuổi đi học mắc rối loạn TIC. Bệnh rối loạn TIC thường diễn ra ở trẻ dưới 18 tuổi, hội chứng này thường xảy ra trầm trọng khi trẻ ở trong độ tuổi 11 – 12 và giảm dần khi trẻ bắt đầu dậy thì. Đa phần, hội chứng sẽ giảm khi lớn nhưng cũng có những trường hợp không thể hết bệnh mặc dù đã trưởng thành. Phân loại TIC và các biểu hiện:
1. Theo kiểu rối loạn:
• TIC chuyển động: trẻ cử động không tự chủ như nháy mắt, lắc đầu, tự vỗ vào người, chun mũi,... TIC chuyển động thường xuất hiện trước TIC âm thanh.
• TIC âm thanh: là việc lặp đi lặp lại các tiếng như ho, húng hắng giọng, rên rỉ, lặp các từ, cụm từ hoặc lời nói của người khác.
2. Theo tính đơn giản, phức tạp
• TIC đơn giản: liên quan đến một nhóm cơ, âm thanh đơn giản:
• TIC âm thanh: thở dài, ho, lẩm bẩm, tặc lưỡi, hắng giọng, la hét.
• TIC vận động: nháy mắt, nhún vai, chun mũi, lắc đầu, giật cơ hàm.
• TIC phức tạp: liên quan đến nhóm cơ, âm thanh phức tạp. Trẻ thường lặp lại lời nói; tự vỗ hay đánh vào người mình,.. Tourette là một chứng rối loạn cả TIC chuyển động và âm thanh. Đây là loại nghiêm trọng nhất của TIC nhưng cũng ít phổ biến.
3. Theo thời gian
• TIC tạm thời: thường xảy ra trong khoảng một tháng đến một năm.
• TIC mãn tính: trẻ thường mắc TIC chuyển động hoặc TIC âm thanh từ một năm trở lên Nguyên nhân gây TIC ở trẻ
Hiện nay, bệnh lý này ngày càng trở nên phổ biến nhưng các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh có thể là:
• Nguyên nhân di truyền hoặc sự bất thường hình thành ở não, các chất truyền dẫn thần kinh,...
• Các hóa chất, các sản phẩm có gây dị ứng
• Ảnh hưởng bởi phim ảnh trên TV, xem điện thoại hoặc do các trò chơi điện tử.
• Trẻ mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh như Huntington, tế bào gai thần kinh,...
Điều trị TIC ở trẻ em
• Điều chỉnh nhận thức – hành vi: đây là biện pháp điều trị tốt nhất để điều trị cho trẻ. Trẻ sẽ nhận biết các dấu hiệu của bệnh sau đó đảo ngược hành vi, thay thế hành động đó bằng một hành động khác.
• Điều trị bằng thuốc: được kê theo đơn của bác sĩ để kiểm soát vận động của các cơ.
• Điều trị bệnh gây ra rối loạn TIC ở trẻ: Nếu trẻ đang mắc một bệnh nào đó gây ra TIC thì cần điều trị dứt điểm bệnh đó, TIC cũng sẽ biến mất
• Điều trị bệnh TIC bằng thực phẩm bổ sung và các biện pháp khác: bổ sung các loại vitamin, thuốc canxi, magie, Coenzyme Q10, dầu cá… Bên cạnh đó, việc sử dụng các liệu pháp xoa bóp, thiền, yoga, châm cứu… cũng được dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn TIC ở trẻ. Phòng ngừa chứng rối loạn TIC ở trẻ
TIC đang dần trở nên phổ biến, các bậc phụ huynh cần có các biện pháp để hạn chế gây bệnh ảnh hưởng đến con trẻ.
• Giả áp lực căng thẳng: Khi căng thẳng, áp lực trẻ dễ bị nói vấp hoặc không kiểm soát được lời nói như suy nghĩ. Điều này có thể gây ra TIC.
• Xác định các loại thực phẩm trẻ bị dị ứng để loại bỏ nhằm giảm thiểu tác động gây bệnh
• Xây dựng chế độ sinh hoạt cho trẻ hợp lý như: ngủ đủ giấc; ăn uống thực phẩm giàu vitamin, magie, các khoáng chất bổ sung; cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí thay vì xem TV hay chơi điện thoại.
• Đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và kiểm soát bệnh.
Để giúp bé điều trị rối loạn tic hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
1. Đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ chất, có lợi cho sức khỏe
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là yếu tố quan trọng giúp bé phục hồi nhanh chóng. Cha mẹ cần chú ý tới việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của con. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao, đồng thời hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ngọt, đồ uống có cồn. Ngoài ra, cha mẹ cần tăng cường cho con uống nhiều nước để giúp cơ thể luôn được cung cấp đủ nước. 2. Duy trì một lối sống lành mạnh và môi trường sống tích cực cho bé
Môi trường sống tích cực và lối sống lành mạnh sẽ giúp bé giảm stress và căng thẳng, từ đó giảm các triệu chứng của rối loạn tic. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con vui chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời, tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, cha mẹ cần tạo ra một môi trường sống yên tĩnh, không có áp lực và căng thẳng.
3. Cho trẻ đi ngủ đúng giờ
Giấc ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp bé giảm stress và căng thẳng, từ đó giảm các triệu chứng của rối loạn tic. Cha mẹ nên tạo cho con một thói quen đi ngủ đúng giờ và giấc ngủ đủ giấc.
4. Giữ tinh thần của con luôn thoải mái
Tinh thần của bé có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh rối loạn tic. Cha mẹ nên giữ cho con luôn thoải mái và không bị áp lực trong cuộc sống. Cha mẹ nên tạo các hoạt động vui chơi, giải trí cho con, tạo ra một không gian thoải mái để bé có thể thư giãn.
5. Thường xuyên trấn an tinh thần của bé
Trẻ em bị rối loạn tic thường có tình trạng lo lắng, căng thẳng và khó chịu. Cha mẹ nên thường xuyên trấn an tinh thần của bé, tạo ra sự an toàn và yên tĩnh cho bé. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, lắng nghe và động viên bé.
Hiện nay có khoảng 20% trẻ trong độ tuổi đi học mắc rối loạn TIC. Bệnh rối loạn TIC thường diễn ra ở trẻ dưới 18 tuổi, hội chứng này thường xảy ra trầm trọng khi trẻ ở trong độ tuổi 11 – 12 và giảm dần khi trẻ bắt đầu dậy thì. Đa phần, hội chứng sẽ giảm khi lớn nhưng cũng có những trường hợp không thể hết bệnh mặc dù đã trưởng thành. Phân loại TIC và các biểu hiện:
1. Theo kiểu rối loạn:
• TIC chuyển động: trẻ cử động không tự chủ như nháy mắt, lắc đầu, tự vỗ vào người, chun mũi,... TIC chuyển động thường xuất hiện trước TIC âm thanh.
• TIC âm thanh: là việc lặp đi lặp lại các tiếng như ho, húng hắng giọng, rên rỉ, lặp các từ, cụm từ hoặc lời nói của người khác.
2. Theo tính đơn giản, phức tạp
• TIC đơn giản: liên quan đến một nhóm cơ, âm thanh đơn giản:
• TIC âm thanh: thở dài, ho, lẩm bẩm, tặc lưỡi, hắng giọng, la hét.
• TIC vận động: nháy mắt, nhún vai, chun mũi, lắc đầu, giật cơ hàm.
• TIC phức tạp: liên quan đến nhóm cơ, âm thanh phức tạp. Trẻ thường lặp lại lời nói; tự vỗ hay đánh vào người mình,.. Tourette là một chứng rối loạn cả TIC chuyển động và âm thanh. Đây là loại nghiêm trọng nhất của TIC nhưng cũng ít phổ biến.
3. Theo thời gian
• TIC tạm thời: thường xảy ra trong khoảng một tháng đến một năm.
• TIC mãn tính: trẻ thường mắc TIC chuyển động hoặc TIC âm thanh từ một năm trở lên Nguyên nhân gây TIC ở trẻ
Hiện nay, bệnh lý này ngày càng trở nên phổ biến nhưng các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh có thể là:
• Nguyên nhân di truyền hoặc sự bất thường hình thành ở não, các chất truyền dẫn thần kinh,...
• Các hóa chất, các sản phẩm có gây dị ứng
• Ảnh hưởng bởi phim ảnh trên TV, xem điện thoại hoặc do các trò chơi điện tử.
• Trẻ mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh như Huntington, tế bào gai thần kinh,...
Điều trị TIC ở trẻ em
• Điều chỉnh nhận thức – hành vi: đây là biện pháp điều trị tốt nhất để điều trị cho trẻ. Trẻ sẽ nhận biết các dấu hiệu của bệnh sau đó đảo ngược hành vi, thay thế hành động đó bằng một hành động khác.
• Điều trị bằng thuốc: được kê theo đơn của bác sĩ để kiểm soát vận động của các cơ.
• Điều trị bệnh gây ra rối loạn TIC ở trẻ: Nếu trẻ đang mắc một bệnh nào đó gây ra TIC thì cần điều trị dứt điểm bệnh đó, TIC cũng sẽ biến mất
• Điều trị bệnh TIC bằng thực phẩm bổ sung và các biện pháp khác: bổ sung các loại vitamin, thuốc canxi, magie, Coenzyme Q10, dầu cá… Bên cạnh đó, việc sử dụng các liệu pháp xoa bóp, thiền, yoga, châm cứu… cũng được dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn TIC ở trẻ. Phòng ngừa chứng rối loạn TIC ở trẻ
TIC đang dần trở nên phổ biến, các bậc phụ huynh cần có các biện pháp để hạn chế gây bệnh ảnh hưởng đến con trẻ.
• Giả áp lực căng thẳng: Khi căng thẳng, áp lực trẻ dễ bị nói vấp hoặc không kiểm soát được lời nói như suy nghĩ. Điều này có thể gây ra TIC.
• Xác định các loại thực phẩm trẻ bị dị ứng để loại bỏ nhằm giảm thiểu tác động gây bệnh
• Xây dựng chế độ sinh hoạt cho trẻ hợp lý như: ngủ đủ giấc; ăn uống thực phẩm giàu vitamin, magie, các khoáng chất bổ sung; cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí thay vì xem TV hay chơi điện thoại.
• Đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và kiểm soát bệnh.
Để giúp bé điều trị rối loạn tic hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
1. Đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ chất, có lợi cho sức khỏe
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là yếu tố quan trọng giúp bé phục hồi nhanh chóng. Cha mẹ cần chú ý tới việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của con. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao, đồng thời hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ngọt, đồ uống có cồn. Ngoài ra, cha mẹ cần tăng cường cho con uống nhiều nước để giúp cơ thể luôn được cung cấp đủ nước. 2. Duy trì một lối sống lành mạnh và môi trường sống tích cực cho bé
Môi trường sống tích cực và lối sống lành mạnh sẽ giúp bé giảm stress và căng thẳng, từ đó giảm các triệu chứng của rối loạn tic. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con vui chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời, tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, cha mẹ cần tạo ra một môi trường sống yên tĩnh, không có áp lực và căng thẳng.
3. Cho trẻ đi ngủ đúng giờ
Giấc ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp bé giảm stress và căng thẳng, từ đó giảm các triệu chứng của rối loạn tic. Cha mẹ nên tạo cho con một thói quen đi ngủ đúng giờ và giấc ngủ đủ giấc.
4. Giữ tinh thần của con luôn thoải mái
Tinh thần của bé có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh rối loạn tic. Cha mẹ nên giữ cho con luôn thoải mái và không bị áp lực trong cuộc sống. Cha mẹ nên tạo các hoạt động vui chơi, giải trí cho con, tạo ra một không gian thoải mái để bé có thể thư giãn.
5. Thường xuyên trấn an tinh thần của bé
Trẻ em bị rối loạn tic thường có tình trạng lo lắng, căng thẳng và khó chịu. Cha mẹ nên thường xuyên trấn an tinh thần của bé, tạo ra sự an toàn và yên tĩnh cho bé. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, lắng nghe và động viên bé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng