Nghẹt mũi thì nên làm gì? 8 cách trị nghẹt mũi hiệu quả không cần thuốc

24/12/2022 18:00 | Bệnh thường gặp
- Nghẹt mũi xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu, thậm chí nếu kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Biết được cách xử lý nghẹt mũi như thế nào sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng các mô trong mũi nhô lên và tăng tiết chất nhầy (hay còn gọi là nước mũi) và trở nên cứng, cản trở sự lưu thông không khí khiến người mắc không thể thở được 1 cách bình thường. Thông thường, mọi người sẽ chỉ bị nghẹt 1 bên mũi và các bên nghẹt có thể đổi cho nhau.
nghet mui ok

Nguyên nhân của nghẹt mũi
Có rất nhiều nguyên nhân của nghẹt mũi nhưng điển hình trong số đó là do cảm lạnh. Trong thời tiết chuyển mùa hoặc trở lạnh, nếu không giữ ấm cho cơ thể, bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, từ đó sinh ra cảm giác nghẹt mũi. Khi này, nghẹt mũi kèm theo những biểu hiện như hắt hơi liên tục, đau họng, ho hoặc bị sốt.
Ngoài ra, người bị dị ứng với 1 số đồ vật hoặc động vật (chẳng hạn như mèo) khi tiếp xúc với chúng sẽ gây ra tình trạng hắt xì liên tục. Điều đó dẫn đến việc nghẹt mũi, thậm chí là khó thở.
Thêm vào đó, căn bệnh này cũng có thể xuất phát từ 1 yếu tố khách quan là chất lượng không khí ở môi trường sống. Nếu như không khí xung quanh chứa đầy bụi bẩn, khói và các thứ liên quan tích tụ lại sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi. Không khí quá ẩm hoặc quá khô sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Một yếu tố phổ biến cũng không thể bỏ qua chính là bản thân người bệnh đã mắc phải các căn bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp. Chúng gồm viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng và viêm xoang đều có chung một triệu chứng nghẹt mũi.
Cách trị nghẹt mũi hiệu quả
Nguyên tắc của trị nghẹt mũi chính là loại bỏ hết tất cả các trường hợp khiến mình bị nghẹt mũi, thậm chí nếu nghiêm trọng hãy đến với bác sĩ để nghe tư vấn.
Sau đây là các cách để có thể đối phó với bệnh nghẹt mũi
1. Không xì mũi
Việc lấy khăn giấy khi bạn bị nghẹt mũi là điều bình thường. Nhưng xì mũi không thực sự được khuyến khích bởi vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó tạo ra áp lực dư thừa trong các khoang mũi có thể khiến dịch từ mũi chảy vào xoang. Thay vì xì mũi, hãy dùng khăn giấy để chấm nước mũi. Nếu nhất định phải xì mũi, hãy chọn từng bên một lỗ mũi và xì nhẹ nhàng.
xi mui

2. Uống đủ nước
Khi nước mũi quá đặc, nó có thể dính vào mũi của bạn, làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Uống đủ nước sẽ làm lỏng chất nhầy, giúp dẫn lưu xoang của bạn. Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy uống khoảng 8 cốc nước một ngày. Nếu như bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, bạn có thể cần uống nhiều hơn để bù nước.
uong nuoc

3. Ăn đồ cay
Ăn đồ cay là cách đơn giản nhất để vừa giải quyết cơ nghẹt mũi của bạn, vừa được no bụng. Tuy nhiên, đồ ăn cay không có nghĩa là quá cay, chỉ cần bạn ăn nhẹ nhàng như kim chi, cà ri, các món ăn có vị cay. Capsaicin có trong ớt có tác dụng làm loãng chất nhầy. Thực phẩm có chứa capsaicin có thể giúp giảm nghẹt mũi nhẹ, tạm thời. Tuy nhiên, capsaicin cũng kích thích bài tiết chất nhầy, có thể khiến bạn chảy nước mũi nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu bị đau dạ dày, tuyệt đối không được ăn đồ cay. 
4. Không uống rượu bia, cà phê sau 14h chiều
Nếu bạn đã bị nghẹt mũi, uống rượu có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Đối với khoảng 3,4 phần trăm số người, uống rượu gây ra các triệu chứng hô hấp trên như hắt hơi và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Rượu làm tăng sản xuất nước tiểu. Khi bạn uống, sẽ khó giữ nước hơn. Khi bạn bị mất nước, chất nhầy của bạn đặc hơn và không thể thoát ra dễ dàng. Điều này xảy ra tương tự khi bạn uống cà phê.
images1026436 2 1518772898 680x0

5. Không tiếp xúc với động vật
Nhiều người mắc tình trạng nghẹt mũi là do dị ứng với 1 số loại lông của động vật như chó, mèo, hamster, chim… Dù ngọt ngào và đáng yêu đến đâu, thú cưng của bạn cũng có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng không khí trong phòng ngủ của bạn. Nếu bạn nuôi chúng làm thú cưng, đừng để chúng vào phòng ngủ của bạn.
di ung long meo 3


6. Ăn phở gà
Ăn phở gà hoặc súp gà nấm có tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả tác dụng chống viêm nhẹ. Súp gà có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng và cải thiện quá trình hydrat hóa. Món ăn này lại còn rất dễ ăn, ngon và là món khoái khẩu của nhiều người. Ăn bát phở gà vào buổi sáng hoặc ăn súp gà vào buổi tối đều có lợi trong việc giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi.
pho ga

7. Uống trà nóng
Trà có đặc tính kháng vi khuẩn, vi rút, chống viêm và chống oxy hóa. Mặc dù không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy trà làm sạch nghẹt mũi, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ uống nóng có thể cải thiện cách mọi người cảm nhận về các triệu chứng cảm lạnh của họ.
Thêm mật ong hoặc chanh vào trà của bạn có thể giúp giảm đau thêm. Mật ong có thể làm dịu cơn ho, trong khi chanh có thể giúp chống nhiễm trùng. 
tra nong

8. Súc miệng bằng nước muối
Các bác sĩ khuyên nên súc miệng bằng nước muối để giảm đau họng. Mặc dù nó không phải là thuốc chữa bệnh, nhưng nó có thể giúp loại bỏ vi khuẩn. Súc miệng bằng nước muối không tốn kém và dễ thực hiện. Chỉ cần trộn khoảng 1 thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm và súc miệng hàng ngày vừa làm sạch họng tránh viêm họng, tránh được các bệnh về viêm răng miệng vừa loại bỏ các vi khuẩn trong cổ họng đi từ đường mũi xuống. Đặc biệt ai bị xoang nhẹ súc họng nước muối bằng cách ngửa cổ sâu ra sau, súc lâu hơn bình thường sẽ hết các triệu chứng xoang mũi.
Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến trong thời tiết lạnh, vì vậy hãy giữ ấm cơ thể và tránh xa các tác nhân gây nghẹt mũi.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây