10 Bí quyết dinh dưỡng vàng giúp trẻ mầm non phát triển khỏe mạnh và thông minh!
2025-01-18T21:36:26+07:00 2025-01-18T21:36:26+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/10-bi-quyet-dinh-duong-vang-giup-tre-mam-non-phat-trien-khoe-manh-va-thong-minh-4701.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2025_01/10-bi-quyet-dinh-duong-vang-giup-tre-mam-non-phat-trien-khoe-manh-va-thong-minh-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
17/01/2025 16:47 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ bởi độ tuổi này vô cùng quan trọng và có tính quyết định cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra khuyến nghị, mỗi ngày, trẻ mầm non cần 2-3 gr/ kg chất đạm, 200g chất bột đường, 1-2 thìa chất béo, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất vì đây là giai đoạn giúp bé hoàn thiện trí não và phát triển thể chất ở mức cao nhất.
Sau đây là một số lời khuyên giúp cho các bậc phụ huynh có thể xây dựng chế độ ăn uống phù hợp giúp cho trẻ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ.
Ăn đủ chất từ 4 nhóm dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của con người rất phức tạp, đòi hỏi phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ 4 nhóm chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Tuy nhiên, không một loại thực phẩm nào có thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Do vậy, việc kết hợp và thường xuyên thay đổi món ăn sẽ giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ và đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Rau củ quả là thức ăn không thể thiếu hàng ngày
Rau quả là loại thực phẩm quan trọng và nên được ăn tăng cường mỗi ngày. Tuy nhiên, đa phần trẻ nhỏ không thích ăn rau, do đó, ba mẹ cần có những biện pháp phù hợp để lồng ghép rau quả vào trong bữa ăn hàng ngày của trẻ để đảm bảo đủ lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Thông thường, trẻ em cần lượng rau quả từ 100 - 200g/trẻ/ngày.
Rau củ quả giúp cung cấp chất xơ và các loại dưỡng chất khác cho bé
Không nên tiêu thụ đạm từ một vài nguồn chính mà nên kết hợp cả đạm động vật và thực vật
Trong thức ăn chứa đạm thực vật (ngũ cốc, đậu đỗ, khoai củ...) hay chứa đạm động vật (cá, trứng, hải sản, thịt...) đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đạm từ thực vật có thể thiếu một vài axit amin cần thiết còn đạm từ động vật lại tồn tại dưới dạng liên hợp và có thể sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa. Do đó, việc phối hợp đạm từ thực vật và động vật trong chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng giúp nâng cao tác dụng của chất đạm và hạn chế sản sinh ra chất gây hại cho cơ thể. Tăng cường mỡ thực vật hơn mỡ động vật
Vừng, lạc là thực phẩm giàu chất béo và cũng giàu chất đạm. Khi ăn kết hợp chất béo thực vật (dầu, vừng, lạc) với chất béo động vật (mỡ, bơ) sẽ có thể tạo nên sự hỗ trợ hài hòa và cân đối trong cấu trúc bữa ăn.
Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm cho trẻ cần phải tươi sạch, không chứa các hóa chất độc hại. Cần phải sơ chế và rửa thức ăn sạch sẽ để tránh trẻ bị ngộ độc do thức ăn.
Hạn chế ăn mặn và bổ sung Iot
Iốt là chất cần thiết cho cơ thể giúp phòng bệnh bướu cổ. Nhưng chỉ nên sử dụng một hàm lượng nhỏ, dưới 5 gam mỗi ngày.
Uống đủ nước tùy thuộc vào nhu cầu cơ tể
Ở trẻ em lượng nước chiếm đến 2/3 trọng lượng cơ thể. Hàng ngày, trẻ cần khoảng 2.500ml nước (1.000-1.500ml qua nước uống, số còn lại là từ thức ăn). Nên dùng nước trái cây, nước rau, và hạn chế các loại nước có ga, nước ngọt, …
Sử dụng sữa chua và các chế phẩm từ sữa hợp lý
Sữa là thức ăn tốt cho mọi lứa tuổi. Có thể sử dụng các loại sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát...) với lượng thích hợp.
Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, …) Trẻ sơ sinh cần được ăn sữa mẹ đến 6 tháng, kết hợp ăn dặm và ăn sữa mẹ đến 1 năm
Trẻ em nên được cho bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để giúp người mẹ nhanh tiết sữa hơn và sữa non cũng có rất nhiều vitamin A và kháng thể giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Không cho trẻ ăn bổ sung quá sớm với quan niệm là cho trẻ mau cứng cáp.
Tăng cường vận động, hoạt động thể lực
Cho trẻ vận động là một trong những yếu tố quan trọng để cơ thể phát triển và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Nên tạo thói quen cho trẻ trong các hoạt động thể dục, thể thao từ khi còn nhỏ.
Các ba mẹ hãy ghi nhớ và áp dụng những lời khuyên về dinh dưỡng cho trẻ mầm non vào việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phát triển toàn diện.
Ăn đủ chất từ 4 nhóm dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của con người rất phức tạp, đòi hỏi phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ 4 nhóm chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Tuy nhiên, không một loại thực phẩm nào có thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Do vậy, việc kết hợp và thường xuyên thay đổi món ăn sẽ giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ và đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Rau củ quả là thức ăn không thể thiếu hàng ngày
Rau quả là loại thực phẩm quan trọng và nên được ăn tăng cường mỗi ngày. Tuy nhiên, đa phần trẻ nhỏ không thích ăn rau, do đó, ba mẹ cần có những biện pháp phù hợp để lồng ghép rau quả vào trong bữa ăn hàng ngày của trẻ để đảm bảo đủ lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Thông thường, trẻ em cần lượng rau quả từ 100 - 200g/trẻ/ngày.
Rau củ quả giúp cung cấp chất xơ và các loại dưỡng chất khác cho bé
Không nên tiêu thụ đạm từ một vài nguồn chính mà nên kết hợp cả đạm động vật và thực vật
Trong thức ăn chứa đạm thực vật (ngũ cốc, đậu đỗ, khoai củ...) hay chứa đạm động vật (cá, trứng, hải sản, thịt...) đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đạm từ thực vật có thể thiếu một vài axit amin cần thiết còn đạm từ động vật lại tồn tại dưới dạng liên hợp và có thể sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa. Do đó, việc phối hợp đạm từ thực vật và động vật trong chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng giúp nâng cao tác dụng của chất đạm và hạn chế sản sinh ra chất gây hại cho cơ thể. Tăng cường mỡ thực vật hơn mỡ động vật
Vừng, lạc là thực phẩm giàu chất béo và cũng giàu chất đạm. Khi ăn kết hợp chất béo thực vật (dầu, vừng, lạc) với chất béo động vật (mỡ, bơ) sẽ có thể tạo nên sự hỗ trợ hài hòa và cân đối trong cấu trúc bữa ăn.
Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm cho trẻ cần phải tươi sạch, không chứa các hóa chất độc hại. Cần phải sơ chế và rửa thức ăn sạch sẽ để tránh trẻ bị ngộ độc do thức ăn.
Hạn chế ăn mặn và bổ sung Iot
Iốt là chất cần thiết cho cơ thể giúp phòng bệnh bướu cổ. Nhưng chỉ nên sử dụng một hàm lượng nhỏ, dưới 5 gam mỗi ngày.
Uống đủ nước tùy thuộc vào nhu cầu cơ tể
Ở trẻ em lượng nước chiếm đến 2/3 trọng lượng cơ thể. Hàng ngày, trẻ cần khoảng 2.500ml nước (1.000-1.500ml qua nước uống, số còn lại là từ thức ăn). Nên dùng nước trái cây, nước rau, và hạn chế các loại nước có ga, nước ngọt, …
Sử dụng sữa chua và các chế phẩm từ sữa hợp lý
Sữa là thức ăn tốt cho mọi lứa tuổi. Có thể sử dụng các loại sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát...) với lượng thích hợp.
Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, …) Trẻ sơ sinh cần được ăn sữa mẹ đến 6 tháng, kết hợp ăn dặm và ăn sữa mẹ đến 1 năm
Trẻ em nên được cho bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để giúp người mẹ nhanh tiết sữa hơn và sữa non cũng có rất nhiều vitamin A và kháng thể giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Không cho trẻ ăn bổ sung quá sớm với quan niệm là cho trẻ mau cứng cáp.
Tăng cường vận động, hoạt động thể lực
Cho trẻ vận động là một trong những yếu tố quan trọng để cơ thể phát triển và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Nên tạo thói quen cho trẻ trong các hoạt động thể dục, thể thao từ khi còn nhỏ.
Các ba mẹ hãy ghi nhớ và áp dụng những lời khuyên về dinh dưỡng cho trẻ mầm non vào việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phát triển toàn diện.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng