Sửng sốt với mức độ nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết

25/11/2022 14:55 | Bệnh thường gặp
- Sốt xuất huyết là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu chủ quan và không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng khó lường, khiến chúng ta “trở tay không kịp”.
Theo HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE do BỘ Y TẾ ban hành chỉ ra chi tiết như sau: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 tuyp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

1.     Giai đoạn xuất huyết – “quãng” nguy hiểm nhất

Sốt xuất huyết diễn biến vốn nhanh và khó lường. Khi các biểu hiện của sốt xuất huyết bị lơ là sẽ khiến bệnh tiến triển nặng nề, tiểu cầu trong máu giảm mạnh.

Các chuyên gia cảnh báo: Từ ngày thứ 3-7 sau giai đoạn ủ bệnh là thời điểm cực kỳ nguy hiểm đối với người bệnh. Lúc này, ở một số người có biểu hiện giảm sốt, nhưng đa phần vẫn còn sốt cao. Cũng trong giai đoạn này, do tiểu cầu giảm nên biểu hiện sốt xuất huyết trực quan của bệnh là xuất huyết (từ nhẹ đến nặng).

Giai đoạn này cũng gây ra vô vàn biến chứng mà chúng ta khó có thể lường trước:
-       Xuất huyết dưới da
-       Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
-       Với phụ nữ có thể gây ra xuất huyết âm đạo
-       Xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài ra máu…)
 
Sửng sốt với mức độ nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết 1

Dấu hiệu của bệnh nặng hơn khi bị:
-       Xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng – uy hiếp trực tiếp tới tính mạng người bệnh nếu không được  phát hiện hoặc cấp cứu kịp thời.
-       Ngoài ra còn phải kể đến một số bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, suy tạng như viêm não, viêm gan nặng, viêm cơ tim. 
-       Cũng trong giai đoạn này, người bệnh còn bị hạ huyết áp do máu bị cô đặc nên không bù đủ dịch.

Với mức độ nguy hiểm như trên, người nhà bệnh nhân cần theo dõi sát sao, cẩn trọng. Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện của sốt xuất huyết như: Nôn ói liên tục, bụng đau, đau đầu, mệt mỏi li bì hoặc có dấu hiệu xuất huyết thì cần đưa ngay tới bệnh viện.

2.     Sinh non, sẩy thai ở bà bầu

Theo dự báo thì số mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Kéo theo đó là số ca nặng và nhập viện cũng tăng theo. Những đối tượng vốn đã nhạy cảm với dịch bệnh như người cao tuổi, trẻ em và nhất là phụ nữ có thai cần đặc biệt lưu ý.

Trong mùa dịch sốt xuất huyết, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo các phụ nữ mang thai: Nếu bị sốt cao đột ngột trong 1 - 2 ngày, bên cạnh đó còn bị nổi các vết mẩn đỏ trên da cần đưa ngay tới bệnh viện.

Nếu sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm, phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai đẻ non, thai lưu, hoặc nhẹ hơn thì cũng sẽ bị ảnh hưởng tới gan thận…
Sửng sốt với mức độ nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết 2
Phụ nữ mang thai cần đặc biệt phòng tránh khi đang trong mùa dịch sốt xuất huyết.

3.     Ngoài ra, người bị sốt xuất huyết còn có nguy cơ phải đối mặt với việc bị suy tim, suy thận, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, hôn mê…

Chúng tôi khuyến cáo mọi người dân nên nhận biết và nắm bắt đầy đủ các dấu hiệu sốt xuất huyết nguy hiểm:
-       Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chảy máu: Cơ thể xuất hiện các chấm, nốt màu đỏ. Chảy huyết vùng mũi, nướu, nôn và đi ngoài ra máu, xuất huyết vùng âm đạo…
-       Bệnh nhân nôn liên tục, co giật, khó thở, đau bụng dữ dội, sốt sao không kiểm soát được.

Khi bạn không nắm rõ hoặc không thể xử trí thì cần vào viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ theo dõi và xử trí, tránh các nguy cơ biến chứng và tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.

Vậy làm thế nào để biết một người có đang bị nhiễm virus Dengue hay không? Câu trả lời đó chính là đi xét nghiệm huyết thanh:
-       Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh
-       Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi 

Theo Bộ Y tế, sốt xuất huyết được chia thành:
Mức độ 1: Sốt xuất huyết Dengue (phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời).
Mức độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo (người bệnh được cho nhập viện điều trị).
Mức độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nặng (người bệnh phải được nhập viện điều trị cấp cứu), mức độ này bao gồm: Sốc sốt xuất huyết Dengue; Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng; Xuất huyết nặng; Suy tạng nặng.

Vì thế, cần phát hiện sớm dấu hiệu sốt xuất huyết sẽ giúp việc chữa trị nhanh chóng và tránh được những hậu quả đáng tiếc. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây