Đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng là bệnh gì?

- Khi mới sinh ra, ba mẹ có thể thấy trên đầu em bé sơ sinh xuất hiện những mảng da nhờn màu trắng hoặc sần sùi. Đó có thể là vảy nến và là một trong số các tình trạng da rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nó còn được gọi là viêm da tiết bã.
Hiện tượng viêm da tiết bã có thể được tìm thấy trên trán, mặt, sau tai, vùng quấn tã, nách và các nếp gấp trên da khác của em bé. Tuy nhiên, ba mẹ không cần phải quá lo lắng vì nó thường sẽ tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng.
TRẺ SƠ SINH CÓ VẢY TRẮNG 1
Sau đây là một số thông tin ba mẹ cần biết vảy nến ở trẻ em. 
1. Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã
Một yếu tố góp phần gây ra những vảy trắng bong tróc trên da bé có thể là hormone truyền từ mẹ sang em bé trước khi sinh. Những kích thích tố này có thể gây ra quá nhiều dầu (bã nhờn) trong các tuyến dầu và nang lông của bé.
Một nguyên nhân phổ biến khác là do một loại nấm men gọi là malassezia phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn có thể gây ra vảy nến ở trẻ sơ sinh. 
TRẺ SƠ SINH CÓ VẢY TRẮNG 2
2. Một số triệu chứng thường gặp
• Các mảng vảy mỏng hoặc dày trên da đầu (“cứt trâu” trên đầu trẻ)
• Da nhờn hoặc da khô có vảy trắng hoặc vàng, bong tróc
• Bong da (tương tự như gàu)
• Có thể đỏ nhẹ vùng da xuất hiện vảy
Viêm da tiết bã đôi khi bị có thể bị nhầm lẫn với viêm da dị ứng. Tuy nhiên, sự khác biệt chính giữa các tình trạng da này là viêm da dị ứng thường gây ngứa và khó chịu nhiều đối với em bé. 
3. Làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa viêm da tiết bã một cách tự nhiên
Gội đầu cho bé thường xuyên, khoảng 2-3 lần/tuần bằng dầu gội dịu nhẹ
Bằng cách gội đầu cho bé, ba mẹ có thể giúp loại bỏ vảy trắng trên da đầu, tuy nhiên, nên hết sức nhẹ nhàng và tránh gội quá nhiều vì nó có thể gây tổn thương cho da đầu bé. 
TRẺ SƠ SINH CÓ VẢY TRẮNG 3
Sử dụng dầu để điều trị
Cho một lượng nhỏ (cỡ bằng đồng xu) dầu nguyên chất như dầu ô liu hữu cơ, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân vào tay rồi xoa nhẹ lên da đầu của bé. Để trong 15 phút hoặc lâu hơn. Chải sạch vảy bằng khăn mềm mại và sau đó gội sạch da đầu cho bé. Hãy xử lý sạch phần để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bé.
• Sử dụng baking soda
Thay vì sử dụng dầu, bạn có thể trộn baking soda và nước theo tỷ lệ bằng nhau để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó bôi hỗn hợp trực tiếp lên da đầu bé và để yên trong khoảng một phút. Gội sạch bằng dầu gội dịu nhẹ dành cho em bé. 
Cho dù sử dụng dầu hay baking soda, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp điều trị này ngay trước khi tắm để có thể dễ dàng rửa sạch trong khi quá trình tắm cho bé.
TRẺ SƠ SINH CÓ VẢY TRẮNG 4
• Dưỡng ẩm sau khi gội đầu
Thoa kem dưỡng ẩm tự nhiên dịu nhẹ dành cho em bé khi da đầu em bé vẫn còn ẩm và ấm để giúp giữ độ ẩm trong da. Cách này cũng vô cùng hiệu quả giúp ngăn da đầu trở nên khô và có vảy. 
• Sử dụng máy tạo độ ẩm
Thêm độ ẩm trong không khí sẽ giúp giảm tình trạng khô da cho bé và ngăn ngừa việc xuất hiện vảy trắng trên cơ thể bé. 
• Chải da đầu
Mẹ có thể dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp da đầu của bé để làm bong vảy. Sau đó chải nhẹ da đầu của bé bằng bàn chải mềm để nới lỏng thêm vảy và lau sạch chúng.
TRẺ SƠ SINH CÓ VẢY TRẮNG 5
Việc da bé xuất hiện vảy bong tróc là một hiện tượng phổ biến và nó không phải một căn bệnh nguy hiểm và lây nhiễm do đó ba mẹ không cần quá lo lắng. Hãy thử áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc da đầu cho bé để loại những mảng da bong tróc khó chịu trên cơ thể bé. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây