Khi trẻ sơ sinh bị zona thần kinh cần lưu ý gì?

- Khi trẻ sơ sinh gặp zona thần kinh, việc chăm sóc đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Để đối mặt với thách thức này, bố mẹ cần tập trung vào hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng biện pháp chăm sóc hiệu quả.
Bệnh zona thần kinh gây ra do hiện tượng nhiễm virus của các dây thần kinh dưới da. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt trong trường hợp trẻ sơ sinh bị zona thần kinh ba mẹ cần lưu ý, vì ở lứa tuổi này sức đề kháng của bé còn kém nên dễ để lại các di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của trẻ về sau.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh mắc zona thần kinh
Bệnh zona gây ra bởi virus cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu. Cơ chế hoạt động là sau khỏi bệnh thủy đậu, virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh của trẻ và “ngủ yên”, đợi cơ hội “thức tỉnh” và gây ra zona thần kinh. Như vậy, có thể đại khái 1 số nguyên nhân zona thần kinh cho trẻ sơ sinh là:
• Chưa được tiêm ngừa thủy đậu
• Hệ miễn dịch kém, có tiền sử mắc thủy đậu
• Tiếp xúc với người bệnh zona thần kinh/thủy đậu
Khi trẻ sơ sinh bị zona thần kinh cần lưu ý gì 1
Trẻ sơ sinh mắc zona thần kinh có dấu hiệu và biến chứng gì?
Với trẻ sơ sinh – đối tượng chưa thể tự mô tả cơn đau – thì quấy khóc là dấu hiệu đầu tiên. Bởi vì đau là triệu chứng phổ biến của bệnh và thường xuất hiện đầu tiên. Ngoài ra, còn những biểu hiện sau:
• Mệt mỏi, bỏ bú hoặc bú kém, sụt cân hoặc không tăng cân.
• Nôn trớ. (do đau rát họng - trẻ sơ sinh không rõ triệu chứng này)
• Sốt cao từ 38 đến 40 độ C.
• Đau rát ở da, da bắt đầu bị ửng đỏ và mức độ tăng dần lên theo thời gian, cùng với đó là triệu chứng quấy khóc, kích thích của trẻ sơ sinh. Đây là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh zona ở trẻ em.
• Mụn nước hay phỏng nước bắt đầu xuất hiện sau khi sốt 1-2 ngày, ở các vùng da bị ửng đỏ. Mụn này tập trung thành vệt dài, có đường kính từ 3-5mm, chạy dọc theo các dây thần kinh và bị nổi thành từng vùng tập trung.
Nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng da và có thể nhiễm trùng máu. Một biến chứng nguy hiểm nữa là nếu zona mọc ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực của bé sau này..
Khi trẻ sơ sinh bị zona thần kinh cần lưu ý gì 2
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị zona thần kinh
Bố mẹ ngay khi thấy dấu hiệu nghi ngờ con bị zona thần kinh thì phải lập tức đưa trẻ để cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị, có thể sử dụng một số dược phẩm bôi lành tính dưới đây để hỗ trợ xử lý tình trạng zona cho trẻ sơ sinh:
1. Hồ nước
Hồ nước là dung dịch sát trùng và kháng khuẩn có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Công dụng của hồ nước là cải thiện hiện tượng sưng viêm, đau nhức và hạn chế tình trạng bội nhiễm. 
Bạn có thể sử dụng hồ nước lên tổn thương da ở trẻ 1 – 3 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng lây lan.
2. Xanh methylene 1%
Xanh methylene là thành phần có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Nhờ hoạt động tiêu diệt virus gây bệnh mà Xanh methylene được sử dụng trong điều trị zona thần kinh, chốc lở, viêm da có mủ. 
Dung dịch bôi ngoài Xanh methylene 1% có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tuy nhiên sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dự phòng những rủi ro có thể phát sinh.
3. Tím methyl 1%
Tím methyl 1% là dung dịch bôi ngoài được sử dụng trong điều trị zona thần kinh. Loại thuốc này có tác dụng diệt vi khuẩn do đặc tính chống oxy hóa cao. Sử dụng thuốc tím có tác dụng ngăn ngừa nhiễm vi nấm và vi khuẩn lên vùng da tổn thương. 
Có thể sử dụng thuốc tím metyl 1% cho trẻ nhỏ, tuy nhiên cần trao đổi với bác sĩ để biết liều dùng và tần suất cụ thể.
4. Calamine lotion
Calamine lotion là dạng thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa và làm dịu da. Loại thuốc này có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong các trường hợp như thủy đậu, zona thần kinh, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn, sởi. 
Khi sử dụng loại thuốc bôi này, bạn cần vệ sinh da cho trẻ trước khi thoa thuốc để hạn chế tình trạng bội nhiễm.
Khi trẻ sơ sinh bị zona thần kinh cần lưu ý gì 3
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các hoạt chất trong thuốc điều trị – kể cả thuốc bôi ngoài da. Vì vậy trong quá trình điều trị zona thần kinh, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
• Những loại thuốc bôi ngoài có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Tránh để trẻ di chuyển hoặc hoạt động ngoài trời trong thời gian điều trị.
• Luôn giữ sạch vết thương: Dùng băng sạch ngâm nước lạnh và đặt vào vùng bị tổn thương chừng 20 phút. Nên thực hiện việc này mỗi ngày từ 7 đến 8 lần.
• Tuyệt đối không chà xát mạnh làm vỡ mụn nước và không được dùng vật bẩn để đụng vào vết thương.
• Phải làm sạch tay và vùng da bị bệnh trước khi thoa thuốc để hạn chế tình trạng bội nhiễm.
• Phải chủ động ngưng thuốc cho trẻ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như da lở loét, kích ứng, sưng viêm hoặc có phản ứng quá mẫn.
Và điều lưu ý quan trọng nhất là: Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc uống và thuốc bôi nào cho trẻ, phụ huynh đều phải trao đổi và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Lưu ý để phòng tránh zona thần kinh cho trẻ sơ sinh
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh zona thần kinh ở trẻ sơ sinh nhưng cách tốt nhất để phòng tránh bệnh hiện nay là tiêm vắc xin thủy đậu đầy đủ sau khi sinh.
Khi trẻ sơ sinh bị zona thần kinh cần lưu ý gì 4
Ngoài việc tiêm chủng ngừa, mẹ cần lưu ý một số điều sau để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị bệnh zona:
• Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh
• Khi cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với những nơi đông người phải cho trẻ đeo khẩu trang đặc biệt là vào mùa mưa
• Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể có khả năng chống lại các loại bệnh
Ngoài ra, nếu có thể, mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ (rửa tay chân, tắm rửa thường xuyên, không cho trẻ vui chơi ở nơi có nhiều bụi bẩn) và cần tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây